Cách điều trị suy thận cấp an toàn, hiệu quả cao

Suy thận cấp là chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Theo ước tính, 1/5 nam và 1/4 nữ ở độ tuổi 65 – 74 có nguy cơ bị suy thận cấp tính. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, suy thận cấp có thể được chữa khỏi hoàn toàn, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Hải Sáu sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích về cách điều trị chứng bệnh này.

Suy thận cấp có nguy hiểm không?

Suy thận cấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Theo báo cáo của Hội Lọc máu và Ghép thận Châu Âu (EDTA): Tỉ lệ tử vong do bệnh suy thận cấp chỉ 8%, nếu chỉ tổn thương thận đơn độc. Nhưng tỉ lệ tử vong sẽ tăng lên 65 – 76%, nếu thêm một hoặc nhiều hơn các cơ quan khác bị tổn thương.

cach-dieu-tri-suy-than-cap-1
Suy thận cấp là chứng bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng khó lường

Thận có chức năng chính là lọc máu và các chất thải ra bên ngoài cơ thể theo đường nước tiểu. Suy giảm chức năng thận khiến cho chất thải cặn bã ở trong máu không đào thải ra khỏi cơ thể. Điều này, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm dưới đây.

Khó tập trung, tính cách thay đổi.

Co giật.

Chân tay sưng phù.

Dễ bị nhiễm trùng.

Xương yếu, dễ bị gãy xương.

Rối loạn chức năng sinh dục.

Thiếu máu, hàm lượng kali ở trong máu tăng cao.

Mắc các bệnh viêm màng ngoài tim, suy tim, huyết áp cao.

Tử vong.

Suy thận cấp có chữa được không?

Bệnh suy thận cấp có chữa được không? Đây là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân hiện nay. Theo các chuyên gia y tế, suy thận cấp có thể chữa được; nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ và được điều trị đúng phương pháp trong vài tuần. Tuy nhiên, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ không thể phục hồi được chức năng của thận. Quá trình chữa bệnh chỉ giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Chẩn đoán suy thận cấp

Để chẩn đoán suy thận cấp có 2 phương pháp là chẩn đoán xác định và chẩn đoán theo thể lâm sàng. Cụ thể như sau:

Chẩn đoán xác định

+ Tìm ra nguyên nhân gây suy thận cấp.

+ Có tình trạng vô niệu hoặc thiểu niệu xảy ra ở mức độ cấp tính.

+ Kali máu tăng.

+ Có thể có toan máu chuyển hoá.

+ Bệnh diễn biến qua 4 giai đoạn.

+ Mức lọc cầu thận giảm < 60ml/ph, xảy ra sau tình trạng vô niệu.

+ Tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh > 42.5 μmol trong vòng 24 – 48 giờ, so với creatinin nền; nếu creatinin nền của người bệnh < 221 μmol/l. Hoặc tốc độ gia tăng creatinin huyết thanh > 20% trong vòng 24 – 48 giờ, so với creatinin nền; nếu creatinin nền của người bệnh > 221 μmol/l.

Chẩn đoán theo thể lâm sàng

+ Thể vô niệu: Dễ chẩn đoán, dựa vào các yếu tố nêu trên.

+ Thể suy thận cấp có bảo tồn nước tiểu: Chẩn đoán dựa vào nồng độ ure và creatinin trong máu tăng, mức lọc cầu thận giảm, xảy ra đột ngột; trong khi, trước đó các thông số này vẫn trong giới hạn bình thường.

Nguyên tắc chung trong điều trị suy thận cấp

Nguyên tắc chung trong điều trị suy thận cấp mà các bác sĩ chuyên khoa áp dụng bao gồm:

Phục hồi lại dòng nước tiểu.

Điều chỉnh các rối loạn nội môi.

Chú ý chế độ dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải.

Chỉ định lọc máu ngoài thận, khi cần thiết.

Áp dụng cách chữa phù hợp với từng giai đoạn của bệnh suy thận cấp.

Điều chỉnh các rối loạn tuần hoàn, nhất là phục hồi lại lượng máu và dịch, duy trì huyết áp tâm thu 100 – 120mmHg.

Loại bỏ nguyên nhân gây suy thận cấp nhanh chóng. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.

than-u-nuoc-3
Chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp là một trong những nguyên tắc điều trị bệnh suy thận cấp

Điều trị suy thận cấp theo từng giai đoạn bệnh

Việc điều trị suy thận cấp sẽ được tiến thành theo 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể như sau:

Giai đoạn tấn công của các tác nhân gây bệnh

Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh bằng cách bù đủ nước khi có mất nước, loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu, rửa dạ dày. Đồng thời, theo dõi sát tình trạng thiểu niệu, vô niệu để có chẩn đoán suy thận cấp sớm nhất.

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu

Giữ cân bằng nước, điện giải: Bù nước ở người bệnh vô niệu hoặc thiểu niệu đã có phù bằng cách sử dụng lợi tiểu quai Furosemid dò liều, liều khởi đầu có thể 40-80mg, liều tối đa 1000 mg. Không dùng lợi tiểu nếu suy thận cấp do tắc nghẽn đường tiểu ở niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Khi người bệnh có thể tiểu được mà không cần đến thuốc, phải dừng ngay lợi tiểu.

Điều trị tăng Kali máu: Tăng kali máu đe dọa tính mạng người bệnh suy thận cấp. Vì vậy, người bệnh không ăn rau quả có nhiều Kali, không sử dụng thuốc và dịch truyền có K+; loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn; sử dụng thuốc calci Gluconate hoặc Clorua, Glucose kết hợp Insulin; truyền hoặc tiêm tĩnh mạch chậm Natribicarbonat; Resin trao đổi ion qua niêm mạc ruột; lợi tiểu thải nước và Kali; lọc máu cấp.

Điều trị rối loạn điện giải (nếu có).

Hạn chế tăng N-phi protein máu: Bằng cách xây dựng chế độ ăn giảm đạm và loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.

Điều trị chống toan máu (nếu có).

Điều trị các triệu chứng và biến chứng (nếu có).

Chỉ định lọc máu cấp: Chỉ định lọc máu nếu không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa tăng kali máu. Khi có biểu hiện toan máu chuyển hoá rõ pH< 7.2. Hoặc thừa dịch nặng gây phù phổi cấp hoặc dọa phù phổi cấp.

Giai đoạn tiểu được trở lại

Ở giai đoạn tiểu được trở lại thì chủ yếu là cân bằng nước điện giải. Cần đo chính xác lượng nước tiểu trong vòng 24 giờ và theo dõi sát điện giải máu, để kịp thời điều chỉnh.

Lượng nước tiểu > 3 lít/24h: Nên bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch, lượng dịch bù tuỳ thuộc vào lượng nước tiểu, chú ý bù đủ cả điện giải.

Lượng nước tiểu tiểu < 3 lít/24h: Nghĩa là không có rối loạn điện giải nặng nên chỉ cần cho uống Oresol.

Giai đoạn phục hồi chức năng

Người bệnh cần chú ý tăng cường bổ sung đạm khi ure máu đã về mức bình thường. Theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ và tiếp tục điều trị nguyên nhân (nếu có).

Bổ Thận Nam An điều trị suy thận an toàn, hiệu quả tận gốc

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tân dược và phương pháp Tây y; có rất nhiều bệnh nhân suy thận cấp lựa chọn dùng các sản phẩm Đông y. Bởi những sản phẩm Đông y có ưu điểm là an toàn, không gây tác dụng phụ và hiệu quả lâu dài. Trong đó, BỔ THẬN NAM AN của Nhà thuốc Hải Sáu là sản phẩm được đông đảo người bệnh tin dùng và đánh giá cao hiện nay.

bothanduong
Bổ thận Nam An giúp trị bệnh suy thận hiệu quả với các thảo dược quý hiếm

Bổ Thận Nam An là bài thuốc gia truyền có từ 5 đời của dòng họ Nguyễn Công. Do trực tiếp Lương y Nguyễn Công Sáu cùng vợ ông là Lương y Lê Thị Hải không quản ngày đêm nghiên cứu, phát triển, bào chế theo phương pháp thủ công mà dòng tộc để lại; nhằm tăng hàm lượng dược chất sẵn có trong các vị thuốc quý hiếm.

Tổng hòa tác dụng của các vị thảo dược quý hiếm, dược tính mạnh; Bổ thận Nam An giúp cân bằng âm dương, bồi bổ can thận, cường gân cốt, tăng cường chức năng của thận, cố tinh khí, dưỡng can điều huyết, đại bổ nguyên khí. Cơ chế chữa bệnh suy thận cấp của bài thuốc Đông y gia truyền Bổ thận Nam An thể hiện rõ qua việc bào mòn, đào thải các chất dư thừa trong máu ra bên ngoài cơ thể, cân bằng âm dương, khôi phục các tổn thương ở thận.

Hy vọng, những thông tin về cách điều trị suy thận cấp chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Để được tư vấn và hướng dẫn điều trị bệnh suy thận cấp, các bạn hãy liên hệ ngay tới Nhà thuốc Hải Sáu theo Hotline: 0975 160 833