Suy thận cấp và những thông tin quan trọng cần biết

Suy thận cấp là chứng bệnh ngày càng trở nên phổ biến và ai cũng có nguy cơ mắc phải, nhất là người cao tuổi. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy cụ thể, suy thận cấp là gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng như thế nào? Phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác? Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả? Cùng đi tìm lời giải đáp dưới đây.

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là tình trạng suy giảm cấp tính của cả 2 thận, dẫn tới thiểu niệu hoặc vô niệu, rối loạn cân bằng nước – điện giải, rối loạn cân bằng toan – kiềm, phù và tăng huyết áp. Suy thận cấp sau vài ngày đến vài tuần, nếu nguyên nhân gây tổn thương thận được loại trừ thì chức năng thận sẽ dần dần phục hồi trở lại bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian suy giảm chức năng thận, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng đe dọa tính mạng.

cach-dieu-tri-suy-than-cap-1
Suy thận cấp là chứng bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng khó lường

Nguyên nhân suy thận cấp

Suy thận cấp chủ yếu do 3 nhóm nguyên nhân sau gây ra:

Nguyên nhân trước thận

Nhóm nguyên nhân trước thận gây suy giảm chức năng thận do sốc giảm thể tích như mất nước, mất máu, sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc quá mẫn, xơ gan, hội chứng thận hư, albumin máu thiếu trầm trọng,…

Nguyên nhân tại thận

+ Các bệnh lý cầu thận cấp: Chiếm khoảng 3 – 12% số người bị suy thận cấp. Do các bệnh cầu thận nguyên phát như biến chứng của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu và các bệnh cầu thận thứ phát như viêm cầu thận lupus,…

+ Các bệnh ống kẽ thận cấp tính: Chiếm khoảng 58 – 65% số người bị suy thận cấp. Do nhiễm độc, thuốc, tan máu cấp tính, chấn thương, sốc, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa,…

+ Các bệnh lý mạch máu tổn thương thận: Viêm nút quanh động mạch, viêm mạch dị ứng, chấn thương thận, tắc mạch thận,…

Nguyên nhân sau thận

Nguyên nhân sau thận như sỏi bể thận, niệu quản, u chèn ép, tắc đường bài niệu, viêm xơ, chít hẹp,… gây tắc nghẽn đường bài niệu.

Triệu chứng suy thận cấp

Suy thận cấp được chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

Giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh có diễn biến khác nhau. Bệnh nhân ngộ độc thì diễn biến nhanh dẫn tới vô niệu. Còn ở bệnh nhân sốc thì tốc độ diễn biến tùy theo nguyên nhân gây sốc và kỹ thuật hồi sức ban đầu.

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu

Bệnh nhân thiểu niệu dần rồi vô niệu. Tình trạng này thường kéo dài trong 1 – 2 ngày, có khi 3 – 4 tuần nhưng trung bình là 7 – 12 ngày. Thiểu niệu, vô niệu dẫn đến rối loạn nước điện giải, phù, K máu tăng, loạn nhịp tim, ngừng tim, yếu, liệt cơ, tăng huyết áp, nước tiểu có hồng cầu, creatinin và ure máu tăng,…

Giai đoạn đái trở lại

Lượng nước tiểu tăng dần, trên 2 lít mỗi ngày; dẫn đến nguy cơ mất nước, mất điện giải. Những ngày đầu ure và creatinin máu vẫn tăng nhưng sau 3 – 5 ngày đái nhiều, ure và creatinin máu giảm dần, chức năng thận dần hồi phục.

Giai đoạn phục hồi chức năng

Khối lượng nước tiểu dần trở về bình thường, chỉ số ure và creatinin máu giảm dần, ure và creatinin niệu tăng, mức lọc cầu thận hồi phục nhanh hơn. Sự hồi phục chức năng thận nhanh hay chậm, tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng ban đầu và phương pháp điều trị.

Phòng ngừa suy thận cấp

Để phòng ngừa suy thận cấp, mỗi người cần lưu ý và thực hiện đúng theo các hướng dẫn dưới đây:

Tự trang bị kiến thức về các bệnh lý mạn tính có nguy cơ cao ảnh hưởng tới chức năng thận.

Chẩn đoán sớm, phát hiện các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Điều trị ngay khi phát hiện bệnh và chữa đúng nguyên nhân gây ra suy thận cấp.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc độc với thận cũng như cơ chế gây suy thận của nó.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

dau-lung-than-3
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là một cách phòng ngừa suy thận

Chẩn đoán suy thận cấp

Suy thận cấp điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng cấp tính. Do vậy, cần có phương pháp chẩn đoán chính xác cao; để phát hiện bệnh và điều trị sớm, đúng nguyên nhân. Chẩn đoán suy thận cấp căn cứ vào các yếu tố sau:

Có nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ cao gây suy thận cấp.

Thiểu niệu hoặc vô niệu xảy ra cấp tính.

Mức lọc cầu thận giảm < 60ml/ph, xảy ra sau vô niệu.

Hàm lượng ure, creatinin máu tăng nhanh dần, kali máu tăng dần, nhiễm toan, dự trữ kiềm giảm.

Điều trị suy thận cấp

Điều trị suy thận cấp theo giai đoạn tiến triển của bệnh trên từng đối tượng cụ thể như sau:

Giai đoạn tấn công của tác nhân gây bệnh

Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh bằng cách bù đủ nước khi có mất nước, loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu, rửa dạ dày khi uống mật cá trắm trong 6 giờ đầu,… Đồng thời, theo dõi sát tình trạng thiểu niệu, vô niệu.

Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu

+ Giữ cân bằng nước, điện giải.

+ Dùng thuốc lợi tiểu theo chỉ định của bác sĩ.

+ Nếu suy thận cấp trước thận thì cần bù đủ thể tích tuần hoàn càng sớm càng tốt.

+ Điều trị tăng Kali máu bằng cách hạn chế đưa K+ vào, loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.

+ Lọc máu cấp khi điều trị tăng kali máu bằng nội khoa không kết quả và kali ≥ 6,5 mmol/l.

+ Điều trị các rối loạn điện giải khác nếu có.

+ Điều trị chống toan máu nếu có.

+ Điều trị các triệu chứng và biến chứng khác nếu có.

+ Hạn chế tăng Nitơ phi protein máu với chế độ ăn giảm đạm, loại bỏ ổ nhiễm khuẩn.

+ Chỉ định lọc máu cấp trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa tăng kali máu. Hoặc khi có biểu hiện toan máu chuyển hoá rõ pH<7.2. Hoặc thừa dịch nặng gây phù phổi cấp hoặc dọa phù phổi cấp.

Giai đoạn đái trở lại

Chủ yếu là cân bằng nước điện giải. Cần đo chính xác lượng nước tiểu 24h và theo dõi sát điện giải máu để kịp thời điều chỉnh.

+ Nếu lượng nước tiểu > 3 lít/24h nên bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch.

+ Nếu lượng nước tiểu < 3 lít/24h, không có rối loạn điện giải nặng thì cho uống Oresol.

Giai đoạn phục hồi chức năng

+ Thực hiện chế độ ăn cần tăng đạm, khi ure máu đã về mức bình thường.

+ Theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

+ Tiếp tục điều trị nguyên nhân nếu có.

Bổ Thận Nam An hỗ trợ điều trị suy thận cấp

Từ lâu, các bài thuốc Đông y điều trị bệnh bệnh suy thận đã được nhiều người sử dụng và đánh giá cao; nhờ vào thành phần thảo dược lành tính, an toàn cũng như hiệu quả lâu dài. Trong đó, Bổ thận Nam An là sản phẩm dẫn đầu trong việc loại bỏ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị suy thận cấp hiệu quả tốt nhất.

banner_bt
Bổ thận Nam An là sản phẩm Đông y dẫn đầu trong việc hỗ trợ điều trị suy thận

Bài thuốc Đông y gia truyền này giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy thận theo cơ chế Điều hòa âm dương và Bồi bổ sức khỏe tổng thể.

Điều hòa âm dương: Cơ thể muốn khỏe mạnh thì nhất định âm dương phải cân bằng. Bởi vậy, Bổ thận Nam An giúp bồi bổ tinh khí, kích thích cầu thận để khôi phục lại chức năng thận, cân bằng âm dương trong cơ thể, khôi phục các tổn thương ở thận, làm chậm quá trình lão hóa người già.

Bồi bổ sức khỏe tổng thể: Bổ thận Nam An với các thảo dược quý, có dược tính mạnh giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng, bồi bổ ngũ tạng, cải thiện sinh lý, khôi phục chức năng của thận, tỳ, phế,… Từ đó, giúp cơ thể đẩy lùi các triệu chứng của bệnh suy thận nhanh chóng. Đồng thời, hỗ trợ việc loại bỏ nguyên căn gây bệnh, không lo tái phát.

Suy thận hoàn toàn có thể được chữa khỏi, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Hãy liên hệ ngay tới Nhà thuốc Hải Sáu theo Hotline: 0975 160 833 để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh chóng, tận tình.