Tăng cường chức năng thận: Làm cách nào để thận luôn khỏe mạnh?

Trung bình mỗi ngày, thận sẽ lọc và loại bỏ các chất thải từ 120 đến 150 lít máu. Đồng thời, chúng còn giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, kiểm soát huyết áp và điều chỉnh chất điện giải trong máu. Làm việc liên tục khiến cho thận dễ bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Vậy làm cách nào để giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả và lâu dài? Cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Cấu tạo và chức năng của thận

Thận là một cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu của cơ thể mỗi người. Nó nằm tại vị trí sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Mỗi quả thận có kích thước chiều dài là 10-12.5cm, chiều rộng là 5-6cm, chiều dày là 3-4cm và nặng khoảng 170g. Vậy cụ thể, thận có cấu tạo và chức năng như thế nào?

tang-cuong-chuc-nang-than-1
Thận nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống

Cấu tạo của thận

Vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm.

Phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

Chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu.

Chức năng của thận

Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải. Thận sẽ lọc các chất thải, chỉ giữ lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, di chuyển vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

Thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Bên cạnh đó, nó thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng ion canxi trong máu.

Thận giúp kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể, bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận

Chức năng thận được đánh giá qua nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Thường thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm, để có thể đưa ra kết quả đánh giá về hoạt động của thận được chính xác nhất.

Các xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm ure máu, xét nghiệm creatinin huyết thanh, điện giải đồ, xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan, xét nghiệm acid uric máu. Cụ thể như sau:

Xét nghiệm ure máu

Protein thoái hóa sẽ tạo ra sản phẩm là ure. Ure sau đó sẽ được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu giúp đánh giá chức năng thận và phát hiện các căn bệnh liên quan đến thận.

+ Chỉ số chức năng thận bình thường khi giá trị ure máu nằm trong khoảng 2.5-7.5mmol/L.

+ Giá trị ure máu giảm trong trường hợp người bệnh ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

+ Giá trị ure máu tăng trong trường hợp bị mắc bệnh thận như sỏi thận, sỏi niệu quản, suy thận, viêm cầu thận, viêm ống thận, sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,…

Xét nghiệm creatinin huyết thanh

Sự thoái hóa creatin trong các cơ tạo ra creatinin và được đào thải qua thận. Xét nghiệm creatinin trong máu được sử dụng để đánh giá chức năng thận.

+ Giá trị creatinin bình thường của nam giới là 0.6-1.2mg/dl và nữ giới là 0.5-1.1mg/dl.

+ Nồng độ creatinin tăng cao khi chức năng thận suy giảm. Bởi thận suy giảm chức năng thì khả năng lọc creatinin sẽ giảm, dẫn tới nồng độ chất này trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường.

Điện giải đồ

Khi chức năng thận rối loạn sẽ gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Cụ thể là các chất Sodium (Natri), Potassium (Kali) và Canxi máu.

+ Canxi máu: Ở người khỏe mạnh, canxi máu là 2.2-2.6mmol/L. Bệnh nhân bị suy thận, canxi máu giảm kèm theo tăng phosphat.

+ Sodium (Natri): Ở người bình thường, natri máu là 135-145mmol/L. Bệnh nhân bị suy thận, natri máu giảm do bị mất qua da, qua thận hoặc qua đường tiêu hóa.

+ Potassium (Kali): Ở người bình thường, kali máu là 3.5-4.5mmol/L. Bệnh nhân bị suy thận thì kali máu tăng cao, vì khả năng đào thải kali của thận bị suy giảm.

Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan

Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bạn bị mắc bệnh thận.

+ Ở người bình thường, pH máu được duy trì ở mức 7.37-7.43.

+ Bệnh nhân bị suy thận sẽ làm giảm thải các acid trong quá trong quá trình chuyển hóa hoặc gây mất bicarbonat, làm tăng nồng độ acid trong máu và các cơ quan trong cơ thể.

Xét nghiệm acid uric máu

Xét nghiệm acid uric máu được sử dụng để chẩn đoán bệnh gout, bệnh thận,…

+ Bình thường, nồng độ acid uric trong máu của nam giới là 180-420mmol/L, nữ giới là 150-360mmol/L.

+ Người mắc bệnh suy thận, gout, vảy nến thì acid uric máu tăng cao hơn.

tang-cuong-chuc-nang-than-2
Xét nghiệm acid uric máu được sử dụng để chẩn đoán bệnh thận

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu bao gồm tổng phân tích nước tiểu và định lượng đạm niệu (protein nước tiểu) 24 giờ. Cụ thể như sau:

Tổng phân tích nước tiểu

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thận, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.

+ Bình thường, tỷ trọng nước tiểu là 1.01-1.020.

+ Người bị suy giảm chức năng thận giai đoạn sớm có thể làm giảm tỉ trọng nước tiểu.

Định lượng đạm niệu (protein nước tiểu) 24 giờ

+ Ở người khỏe mạnh, protein trong nước tiểu là 0-0.2g/l/24h.

+ Ở người bị bệnh suy thận, thương tổn cầu thận, viêm cầu thận cấp, đái tháo đường, lupus ban đỏ, tăng huyết áp,… protein niệu tăng lên trên 0.3g/l/24h.

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh gồm có siêu âm bụng, chụp CT Scan bụng và xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ. Cụ thể như sau:

Siêu âm bụng

Việc siêu âm bụng giúp phát hiện tình trạng thận bị ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận bị ứ nước 2 bên có thể gây suy thận. Hình ảnh siêu âm nếu thấy thận có kích thước nhỏ, cấu trúc thay đổi, có nhiều nang,… thì khả năng bị mắc bệnh thận mạn tính. Ngoài ra, phương pháp siêu âm bụng còn giúp phát hiện sỏi thận, khối u trong thận.

Chụp CT Scan bụng

Chụp CT Scan bụng là phương pháp sử dụng tia X thăm dò hình ảnh, để thấy rõ toàn bộ hệ tiết niệu. Phương pháp này thường sử dụng trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Bên cạnh đó, chụp CT Scan có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp đa lát cắt còn giúp bác sĩ phát hiện được vị trí và nguyên nhân gây tắc niệu quản.

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Xạ hình thận bằng đồng bị phóng xạ cho phép đánh giá chức năng lọc của từng bên thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của mỗi bên thận. Nếu làm thêm nghiệm pháp tiêm thuốc lợi tiểu thì phương pháp xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ còn giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tắc nghẽn niệu quản hai bên thận.

Chỉ định các xét nghiệm chức năng thận

Việc chỉ định các xét nghiệm chức năng thận trong các trường hợp sau:

Gia đình có bệnh di truyền về thận: Thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng và các xét nghiệm chuyên biệt về di truyền.

Phát hiện có các triệu chứng suy thận: Thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng. Nếu phát hiện các nguyên nhân gây tắc nghẽn hệ niệu cần làm thêm xét nghiệm hình ảnh. Nếu không tìm thấy tắc nghẽn hệ niệu thì có thể thực hiện sinh thiết thận.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm: Tiến hành thực hiện các xét nghiệm đơn giản có tính định hướng như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu và siêu âm bụng.

Từng can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên đường tiết niệu: Làm xét nghiệm sinh hóa máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn hệ niệu nên thực hiện thêm các xét nghiệm hình ảnh.

Phục hồi – tăng cường chức năng thận

Chức năng thận suy giảm dẫn đến những biểu hiện như: Đi tiểu nhiều lần, mất ngủ, mệt mỏi, đau ngang thắt lưng,… Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, việc tăng cường chức năng thận rất hữu ích, giúp bạn phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm.

Bài tập tăng cường chức năng thận

Các bài tập giúp tăng cường chức năng thận dưới đây đều rất đơn giản, có thể thực hiện tại nhà và tốt cho thận.

Bài tập 1: Nắm chặt tay

Nắm chặt tay giúp người suy giảm chức năng thận giữ lại tinh khí. Đồng thời, bổ sung nguyên khí cho thận, giúp thận khỏe và làm việc hiệu quả hơn. Cách thực hiện:

Đặt ngón tay cái giữa lòng bàn tay.

Gập 4 ngón tay còn lại xuống để giữ chặt ngón cái. Giữ nguyên trong 5 phút.

Sau đó, thả lỏng tay và lặp lại 1 lần nữa. Thực hiện 2 lần/ngày.

Bài tập 2: Khiễng chân và đi kiễng chân

Khiễng chân và đi khiễng chân không chỉ tăng cường chức năng thận, phục hồi thận yếu mà còn tốt cho tim mạch, phổi, hệ thống thần kinh, giúp lưu thông máu. Cách thực hiện:

Nhẹ nhàng nâng gót chân lên cao và từ từ hạ xuống trong 3 phút.

Sau đó, thực hiện đi khiễng chân nhiều lần trong 10 phút.

Ảnh 3: Massage bụng dưới và thắt lưng giúp tăng cường chức năng thận

Bài tập 3: Massage bụng dưới và thắt lưng

Bụng dưới và thắt lưng liên quan mật thiết với thận. Việc massage vùng thắt lưng, bụng dưới giúp khơi thông khí mạch, tăng cường chức năng thận. Cách thực hiện:

Chà sát 2 bàn tay cho nóng rồi nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng dưới, hai bên hông và lưng. Thực hiện 2-3 lần/ngày, mỗi lần 20 phút.

Sau khi đi đại tiểu tiện, dùng 2 tay chà sát thắt lưng 36 lần cho đến khi thấy nóng vùng thắt lưng.

Thực phẩm tăng cường chức năng thận

Để tăng cường chức năng thận, bạn nên thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Bằng cách bổ sung các thực phẩm dưới đây.

Bí ngô: Bí ngô có hàm lượng tinh bột cao nhưng chỉ số đường huyết thấp. Vì vậy, khi ăn không hề làm tăng lượng đường có trong máu, giúp quá trình lọc ở thận cũng diễn ra dễ dàng hơn.

Ớt chuông đỏ: Một trái ớt chuông có chứa vitamin A, C, B6, chất xơ, natri, kali và chất lycopene. Trong đó, lycopene là chất có khả năng chống oxy hóa rất tốt nên người muốn tăng cường chức năng thận hãy nhớ bổ sung ớt chuông đỏ trong bữa ăn hằng ngày.

Nước ép rau củ: Nước ép rau củ rất tốt cho những người bị bệnh thận. Bởi trong những loại nước ép này có chứa các chất giúp ngăn ngừa suy thận, cải thiện sức khỏe của thận, tăng cường chức năng thận.

Cá: Những loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu có chứa rất nhiều omega3; sẽ có tác dụng chống viêm nên rất tốt cho những người bị bệnh thận yếu.

Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng trứng gà có hàm lượng protein dồi dào và ít phốt pho. Nếu bạn muốn tăng cường chức năng thận thì chỉ nên ăn lòng trắng trứng không nên ăn lòng đỏ trứng.

Bắp cải: Bắp cải có chứa phytochemical giúp những tế bào tự do có hại cho cơ thể được đẩy lùi. Ngoài ra, loại rau này còn chứa hàm lượng kali ít, rất tốt những người đang bị bệnh thận, giảm bớt áp lực cho thận.

Tỏi: Trung bình trong 1 củ tỏi có chứa 1mg Natri, 12mg Kali, 4mg Photpho; giúp tăng cường sức đề kháng, hạ lượng cholesterol trong cơ thể để hạn chế viêm nhiễm ở thận.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt cải thiện chức năng thận

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc thay đổi lối sống và sinh hoạt cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thận chức năng thận. Cụ thể, mỗi người cần:

Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, tránh thừa cân, béo phì. Bởi vì béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp, dẫn đến suy thận.

Tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày hãy dành ít nhất 30 phút cho các bài tập để tăng cường đề kháng và sức khỏe cho thận cũng như cơ thể.

Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến thận.

Hạn chế hút thuốc lá, vì nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng của thận. Theo nghiên cứu, việc hút thuốc lá là một trong những tác nhân gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận. Những người hút thuốc lá có nguy cơ suy thận gấp 3 lần, so với người không hút.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh thức khuya. Ngủ đúng giờ sẽ giúp điều hòa hoạt động cơ thể theo đúng nhịp sinh học. Ngủ đủ giờ giúp bảo vệ thận. Thức khuya khiến thận thường xuyên phải hoạt động và nguy cơ suy thận tiến triển ở những bệnh nhân yếu thận.

Tránh căng thẳng, stress dẫn đến bỏ bê ăn uống và lười vận động. Việc căng thẳng khiến cơ thể mệt mỏi cộng, gây chán ăn, không đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng thận. Lâu dài sẽ gây ảnh hưởng và dễ dẫn tới suy thận.

Bổ Thận Nam An – Phục hồi chức năng thận hiệu quả tận gốc

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý, hình thành lối sống lành mạnh nói trên; một cách đơn giản và hiệu quả là sử dụng sản phẩm giúp tăng cường chức năng thận. Hiện nay, đi đầu trong nhóm thực phẩm giúp bổ thận và hỗ trợ điều trị các bệnh thận là bài thuốc Đông y gia truyền Bổ thận Nam An.

bo-than-nam-an
Bổ thận Nam An giúp tăng cường chức năng thận hiệu quả, an toàn tuyệt đối

Bổ thận Nam An là bài thuốc gia truyền 5 đời của dòng họ Nguyễn Công, do trực tiếp Lương y Nguyễn Công Sáu ngày đêm nghiên cứu và bào chế ra, theo phương pháp thủ công mà dòng tộc để lại. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hàng nghìn người sử dụng sản phẩm Đông y này và để lại những phản hồi vô cùng tích cực. Không chỉ vậy, Bổ thận Nam An còn được giới Y học cổ truyền đánh giá cao, nhờ có thành phần thiên nhiên an toàn và hiệu quả lâu dài.

Thành phần của Bổ thận Nam An

Bổ thận Nam An với thành phần chính gồm có: Đỗ Trọng, Ích Trí Nhân, Phá Cố Chỉ, Tỏa Dương, Ngưu Tất,… và một số bí dược gia truyền khác. Tất cả những thảo dược này đều là những vị thuốc có trong Dược Điển IV, được Bộ Y tế cho phép, được chứng nhận CO-CQ.

Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm mà không lo gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, tình trạng bệnh mà Nhà thuốc Hải Sáu sẽ khéo léo gia giảm, thêm bớt các vị thuốc khác nhau; để chữa sát bệnh, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bổ thận Nam An tăng cường chức năng thận

Tổng hòa tác dụng của các vị thuốc quý, Bổ thận Nam An giúp cân bằng âm dương, bồi bổ can thận, cường gân cốt, điều hòa và tăng cường chức năng của thận. Trong đó, cơ chế tăng cường chức năng thận của bài thuốc Đông y gia truyền Bổ thận Nam An thể hiện rõ qua Tư âm bổ thận và Bổ thận âm, bổ thận dương.

Tư âm bổ thận: Theo y học cổ truyền, cơ thể con người muốn khỏe mạnh thì phải giữ được cân bằng âm dương. Tuy nhiên, âm dương lại luôn biến hóa, có người thiên về âm hư, có người thiên về dương hư. Sử dụng Bổ thận Nam An giúp làm ấm bàng quang, tăng cường chức năng thận, cân bằng âm dương, trị tiểu đêm, tiểu không tự chủ, nước tiểu có bọt, loại bỏ thấp khớp có lợi cho thận, tăng cường gân cốt.

Bổ thận âm, bổ thận dương: Nguyên nhân khiến thận suy giảm chức năng có thể là do tuổi cao, cơ thể bị lão hóa. Cũng có thể do bị mắc các bệnh lý liên quan đến thận như sỏi thận, suy thận, viêm thận, ung thư thận,… Dù là thận dương hay thận âm bị suy yếu đều dẫn đến hiện tượng suy giảm tinh lực, khí lực, suy giảm khả năng giường chiếu. Bổ thận Nam An có tác dụng phục hồi dương khí, sinh tân dịch, ích tủy, ích thận khí để trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm, chứng đau đầu, bốc hỏa, lạnh tay chân, đau lưng thận,..

Muốn tăng cường chức năng thận nhanh chóng, hiệu quả và an toàn; hãy sử dụng Bổ thận Nam An của Nhà thuốc Hải Sáu! Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ tới nhà thuốc theo địa chỉ bên dưới, để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng!

NHÀ THUỐC HẢI SÁU

Địa chỉ: Xóm 2, thôn Vũ Hạ, An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Hotline: 0975160833