Viêm đài bể thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm đài bể thận đòi hỏi phải được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách; nếu không nó có thể làm hỏng thận, lây lan đến máu, đe dọa tính mạng. Vậy cụ thể, viêm đài bể thận là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng như thế nào? Và đâu là phương pháp điều trị tốt nhất? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nhà thuốc Hải Sáu giải đáp chính xác và cụ thể trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi!

Tổng quan về viêm đài bể thận

Viêm đài bể thận là một loại nhiễm trùng tiểu, chứng bệnh này ít gặp hơn so với các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khác. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm khó lường. Viêm đài bể thận tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến sẹo trong thận, gây tổn thương thận vĩnh viễn và thậm chí là dẫn đến suy thận.

Viêm đài bể thận là gì?

Viêm đài bể thận còn có tên gọi khác nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu từ bàng quang và niệu đạo. Bình thường, nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang trước khi ra khỏi cơ thể. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào bàng quang sẽ sinh sôi nảy nở ngược dòng lên phía trên; gây nhiễm trùng đài bể thận. Viêm đài bể thận bao gồm viêm đài bể thận cấp tính và viêm đài bể thận mạn tính.

viem-dai-be-than-1
Viêm đài bể thận do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu từ bàng quang và niệu đạo

Viêm đài bể thận cấp

Viêm đài bể thận cấp hay còn gọi là nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên, là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận. Nhiễm khuẩn bể thận cấp tính do vi khuẩn gây ra theo đường ngược dòng, từ bàng quang lên niệu quản rồi đến đài bể thận.

Viêm đài bể thận mạn

Viêm đài bể thận mạn là một bệnh tổn thương mạn tính ở nhu mô, mô kẽ của thận. Đó là hậu quả của quá trình nhiễm khuẩn từ đài thận, bể thận vào thận kéo dài và tái phát nhiều lần, làm hủy hoại xơ hoá tổ chức thận dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân viêm đài bể thận

Nguyên nhân trực tiếp gây viêm đài bể thận là do một số vi khuẩn gram âm như E. coli, Proteus mirabilis, Klebsiella và Enterobacter,… Ngoài ra, có khoảng 10% bị mắc chứng bệnh này do vi khuẩn gram dương như Staphylococcus và Enterococcus,… Vi khuẩn có thể xâm nhập vào thận thông qua:

Nhiễm khuẩn theo đường máu: Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở một cơ quan khác, sau đó xâm nhập vào máu, di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng tại đây. Viêm đài bể thận thông qua đường máu có tỷ lệ thấp nhưng đây lại được xem là đường lây nguy hiểm nhất. Vì lúc này, máu đã bị nhiễm khuẩn và dễ biến chứng lên tim, thận, gan,…

Nhiễm khuẩn ngược dòng: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan tiết niệu dưới rồi di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng.

Lây từ cơ quan lân cận: Viêm đài bể thận có thể là biến chứng do nhiễm trùng bàng quang, rò bàng quang, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, viêm ruột thừa cấp gây ra.

Nhiễm khuẩn theo đường hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, khi xảy ra nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạch bạch huyết lân cận rồi di chuyển đến thận.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đài bể thận, bao gồm:

Tắc nghẽn đường tiểu: Tắc nghẽn đường tiểu xảy ra do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang hoặc sỏi thận cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm viêm đài bể thận.

Hệ miễn dịch yếu: Chức năng miễn dịch bị suy giảm do một số bệnh lý như HIV, tiểu đường,… có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đài bể thận. Bởi lúc này, cơ thể không có khả năng đối kháng với tác nhân gây hại.

Lạm dụng ống thông tiểu: Ống thông tiểu được sử dụng khi bàng quang không thể đào thải hết lượng nước tiểu ở bên trong cơ thể. Tuy nhiên, việc lạm dụng ống thông tiểu có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, thận và gây nhiễm trùng.

Trào ngược bàng quang, niệu quản: Trào ngược bàng quang, niệu quản là hiện tượng một lượng nhỏ nước tiểu chảy ngược từ bàng quang lên thận. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ cơ quan tiết niệu dưới lên thận, gây nhiễm trùng.

Các yếu tố rủi ro khác: Những người nghiện rượu, mắc bệnh tiểu đường, gout, sử dụng thuốc tránh thai, hút thuốc lá, dị tật bẩm sinh đường tiết niệu,… cũng có nguy cơ bị viêm đài bể thận cao hơn so với người khác.

viem-dai-be-than-2
Người mắc bệnh tiểu đường tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đài bể thận

Triệu chứng viêm đài bể thận

Viêm đài bể thận có những triệu chứng lâm sàng bên ngoài như sau:

Sốt cao, có cảm giác rét run người, môi khô.

Nước tiểu đục màu. Đi tiểu thường đau buốt, nước tiểu có máu, trong nước tiểu còn xuất hiện mủ.

Đau vùng lưng, hai bên sườn, cơn đau lan dần xuống vùng bụng dưới, vùng sinh dục ngoài. Cơn đau có lúc dữ dội, có lúc âm ỉ.

Ngoài các triệu chứng điển hình nêu trên, một số trường hợp có xuất hiện các biểu hiện khác. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như trên xảy ra, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Các giai đoạn viêm đài bể thận

Viêm đại bể thận có 2 giai đoạn là viêm đài bể thận cấp tính và viêm đài bể thận mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng của bệnh thường xảy ra đột ngột và dễ nhận biết. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính. So với lúc mới khởi phát, viêm đài bể thận mạn có thể làm tăng huyết áp, hoại tử núm thận, suy thận, nhiễm khuẩn huyết,…

Chẩn đoán viêm đài bể thận

Viêm đài bể thận được chẩn đoán qua các phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:

Chẩn đoán lâm sàng

+ Hội chứng nhiễm trùng: Sốt cao, rét run kèm theo đau đầu và mệt mỏi, môi khô, mất nước.

+ Hội chứng bàng quang cấp: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, tiểu mủ.

+ Đau hông lưng, mạng sườn: Đau nhiều, thường đau một bên, có thể xuất hiện cơn đau quặn thận.

Chẩn đoán cận lâm sàng

+ Công thức máu: Số  lượng bạch cầu tăng rõ rệt, đặc biệt tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

+ Cấy máu cấp: Sốt cao hơn 39 – 40 độ C kèm theo rét run.

+ Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu thường quy có tế bào mủ, nhiều tế bào bạch cầu, hồng cầu, nitrit,…

+ Siêu âm: Giúp phát hiện các dấu hiệu giãn đài bể thận, giãn niệu quản, hình ảnh sỏi thận, tiết niệu, khối u chèn ép,… gây viêm đài bể thận.

+ Chụp CT hoặc MRI: Áp dụng trong những trường hợp khó tìm nguyên nhân gây viêm đài bể thận.

+ Xạ hình chức năng thận: Đây là phương pháp hiện đại, có độ chính xác cao trong việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên nhân gây viêm đài bể thận.

Phòng ngừa viêm đài bể thận

Muốn phòng ngừa viêm đài bể thận, mọi người cần thực hiện đúng theo các hướng dẫn dưới đây:

Khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện nhiễm trùng để điều trị sớm và dứt điểm.

Tránh các thủ thuật như thông tiểu, soi bàng quang khi không cần thiết.

Người nhiễm khuẩn tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp và triệt để ngay từ đầu.

Điều trị triệt để sỏi, u xơ tiền liệt tuyến,… để loại bỏ nguyên nhân làm ứ nước tiểu, gây viêm đài bể thận.

Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Những người có tiền sử đái ra sỏi hoặc đang bị sỏi thận, tiết niệu phải chú ý đến chế độ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý.

Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục, tiết niệu sạch sẽ. Nữ giới phải chú ý vệ sinh cẩn thận trong thời kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ.

Điều trị viêm đài bể thận

Viêm đài bể thận hoàn toàn có thể được chữa khỏi, nếu bạn điều trị đúng cách theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Nếu để lâu hoặc chữa sai cách thì chứng bệnh này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm đài bể thận bằng Tây y

Đa số, các bệnh nhân mắc bệnh viêm đài bể thận đều phải nhập viện và điều trị bằng kháng sinh tiêm trực tiếp vào đường tĩnh mạch. Sau khi triệu chứng bệnh được cải thiện, người bệnh tiếp tục sử dụng kháng sinh uống trong vòng 2 đến 4 tuần.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc giảm đau hoặc dịch truyền và chất điện giải, nếu bệnh nhân có hiện tượng mất nước. Đối với trường hợp viêm đài bể thận tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ dùng thêm kháng sinh hàng ngày để phòng ngừa nhiễm trùng. Trường hợp, viêm đài bể thận do sỏi thận, bác sĩ sẽ tán sỏi bằng năng lượng sóng, laser hoặc phẫu thuật.

Chế độ ăn uống, lối sống cho người viêm đài bể thận

Người bị viêm đài bể thận cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học cùng lối sống lành mạnh. Chỉ như vậy mới có thể kiểm soát bệnh và tránh tình trạng tái phát nhiều lần. Cụ thể như sau:

Uống nhiều nước, khoảng 2.5 – 3 lít mỗi ngày.

Không uống bia rượu và sử dụng các chất kích thích khác.

Uống nước hoa quả từ trái việt quất, giúp một số loại vi khuẩn không thể dính vào bên trong của bàng quang, tránh tái nhiễm.

Khám định kỳ tuyến tiền liệt và điều trị tuyến tiền liệt nếu nó phì đại.

Tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

Bỏ thói quen nhịn tiểu. Bạn nên đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, để tránh vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục.

Bổ Thận Nam An hỗ trợ điều trị viêm đài bể thận

Các phương pháp điều trị Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm đài bể thận nhưng không triệt để, dễ tái phát lại. Đặc biệt, việc dùng thuốc Tây lâu dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Hiểu được điều đó, Lương y Nguyễn Công Sáu – Chủ nhà thuốc Hải Sáu đã dày công nghiên cứu, dựa theo bài thuốc gia truyền có từ 5 đời của dòng họ Nguyễn Công và bào chế ra sản phẩm BỔ THẬN NAM AN.

Bổ thận Nam An là bài thuốc Đông y gia truyền có nguồn gốc 100% từ các thảo dược thiên nhiên; nằm trong Dược Điển IV, được Bộ Y tế cho phép, được chứng nhận CO-CQ: Ngưu Tất, Khiếm Thực, Đỗ Trọng, Kim Anh Tử, Tỏa Dương, Kỷ Tử,… và một số bí dược gia truyền khác. Đảm bảo an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng bị mắc bệnh viêm đài bể thận cũng như các vấn đề liên quan đến thận khác.

bothanduong
Bổ thận Nam An hỗ trợ điều trị viêm đài bể thận hiệu quả, tận gốc, an toàn

Bổ thận Nam An hỗ trợ điều trị viêm đài bể thận thông qua cơ chế Hồi phục chức năng bài tiết và Dưỡng thận. Cụ thể như sau:

+ Hồi phục chức năng bài tiết: Viêm đài bể thận khiến cho việc tiểu tiện gặp phải các vấn đề như tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có mủ. Bổ thận Nam An với các vị thuốc có dược tính mạnh, giúp đào thải độc tố bên trong cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời, kháng viêm, giảm phù nề, tránh được tình trạng gây tắc niệu, viêm cầu thận, thận ứ nước, loại bỏ các triệu chứng tiểu đau buốt, tiểu ra máu,…

+ Dưỡng thận: Thận là bộ phận có chức năng lọc máu và đào thải các độc tố bên trong cơ thể. Nó phải làm việc liên tục nên dễ bị tổn thương và gặp phải các vấn đề. Trong đó, có bệnh viêm đài bể thận. Chứng bệnh này gây ra hiện tượng đau vùng lưng, hai bên sườn, cơn đau lan dần xuống vùng bụng dưới, vùng sinh dục ngoài. Cơn đau có lúc dữ dội, có lúc âm ỉ. Sử dụng Bổ thận Nam An có tác dụng đào thải, ngăn chặn sự hình thành sỏi trong thận, loại bỏ cơn đau mạng sườn, đau hạ sườn, tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu,…

Nhờ công dụng tuyệt vời mang lại trong việc hỗ trợ điều trị viêm đài bể thận cũng như các bệnh lý liên quan đến thận khác, Bổ thận Nam An đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:

“Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.

Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.

Nhà thuốc Hải Sáu đạt Top 100 Sao Vàng Thương hiệu Việt Nam.

Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.

Bổ thận Nam An của Nhà thuốc Hải Sáu thực sự là bài thuốc gia truyền quý, giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đài bể thận hiệu quả và an toàn. Để được tư vấn miễn phí cũng như hỗ trợ chữa bệnh, vui lòng liên hệ tới Nhà thuốc Hải Sáu theo địa chỉ:

NHÀ THUỐC HẢI SÁU

Địa chỉ: Xóm 2, thôn Vũ Hạ, An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Hotline: 0975160833