Bệnh thận: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Bệnh thận thường không có triệu chứng gì, cho tới khi đã tiến triển nặng. Thực tế, có rất nhiều trường hợp vì không chẩn đoán và điều trị sớm, khiến cho chức năng thận diễn biến xấu. Cuối cùng dẫn đến suy thận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa bệnh thận hiệu quả nhất nhé!

Cấu tạo và chức năng của thận

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính. Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng, mặt sau sần sùi; có một bờ lồi, một bờ lõm. Kích thước của mỗi quả thận là: chiều dài 10-12.5cm, chiều rộng 5-6cm, chiều dày 3-4cm và nặng khoảng 170g.

benh-than-1
Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu, nằm sát thành sau của bụng

Cấu tạo của thận

Ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu.

Vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm.

Phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

Chức năng của thận

Lọc máu và các chất thải: Đây là chức năng chính của thận. Thận sẽ lọc các chất thải chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Các chất thải được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.

Điều hòa thể tích máu: Thận có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể, bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống ít nước thì lượng nước tiểu sẽ giảm đi và ngược lại.

Hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dịch ngoại bào: Thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Bên cạnh đó, nó thông qua việc tổng hợp vitamin D để hỗ trợ kiểm soát lượng ion canxi trong máu.

Bệnh thận

Thực tế, số lượng người bị bệnh thận đang có xu hướng tăng cao, nhất là với nam giới. Vậy cụ thể bệnh thận là gì? Bệnh thận mạn tính là gì?

Bệnh thận là gì?

Bệnh thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, hạn chế khả năng lọc và bài tiết các chất cặn bã. Nó khiến các độc tố có trong máu bị tồn đọng trong cơ thể, không được thoát hết ra ngoài. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây viêm nhiễm đường tiết niệu, dẫn đến các bệnh lý khác liên quan đến thận. Bệnh thận thường không có triệu chứng gì, đến khi phát hiện thì tình trạng bệnh đã tiến triển nặng. Vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên chủ động đi khám và tìm biện pháp chữa trị kịp thời.

benh-than-3
Bệnh thận gồm 5 giai đoạn từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng

Bệnh thận mạn 

Bệnh thận mạn là một quá trình phát triển bệnh kéo dài, chức năng của thận bị suy giảm và dần mất đi. Trong giai đoạn đầu, người bệnh không thể phát hiện ra mình mắc bệnh thận mạn tính. Bởi bệnh thường không có dấu hiệu nhận biết điển hình. Bệnh thận mạn tính được chia thành 5 giai đoạn như sau:

Bệnh thận mạn giai đoạn 1

Thận bị tổn thương, GFR bình thường (90 hoặc cao hơn). Thận có thể bị tổn thương trước khi chỉ số GFR giảm. Trong giai đoạn đầu, mục tiêu chữa bệnh thận mạn tính là giảm tiến triển bệnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Bệnh thận mạn giai đoạn 2

Thận bị tổn thương nhẹ, GFR giảm (60 đến 89). Khi chức năng thận bắt đầu suy giảm, bác sĩ có thể ước tính tiến triển của suy thận và chữa trị để giảm nguy cơ các biến chứng khác.

Bệnh thận mạn giai đoạn 3

GRF giảm (30 đến 59). Khi suy thận đã tiến triển đến mức này, có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu và các bệnh về xương.

Bệnh thận mạn giai đoạn 4

GFR giảm nghiêm trọng (15 đến 29). Mục tiêu là chữa trị các biến chứng do suy thận gây ra, bắt đầu tính đến các biện pháp chữa trị để thay thế cho thận bị hư tổn như chạy thận nhân tạo – lọc máu thẩm tách, lọc máu màng bụng.

Bệnh thận mạn giai đoạn 5

Suy thận hoàn toàn (GFR thấp hơn 15). Khi thận không còn hoạt động nữa, bạn bắt buộc cần phải lọc máu hoặc cấy ghép thận mới.

Triệu chứng bệnh thận

Bệnh thận có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, biểu hiện bệnh ở nam và nữ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Triệu chứng bệnh thận ở nam giới

Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ: Thận có liên quan đến các cơ quan khác. Người bị viêm gan mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp, tiểu đường,… đều có ảnh hưởng đến thận.

Thường xuyên rùng mình, ớn lạnh: Người bệnh có cảm giác sợ lạnh, sợ gió thổi, chân tay lạnh. Cảm giác ớn lạnh thường kèm theo những cơn đau lưng mỏi gối, tinh thần mệt mỏi, nhạt miệng.

Ù tai: Người bệnh thận có khả năng bị ù tai cao hơn gấp 3 lần, so với người không mắc bệnh. Nếu bị suy thận kèm tiểu đường thì khả năng bị ù tai cao hơn gấp 10 lần.

Tiểu đêm nhiều lần: Nam giới đi nếu tiểu trên 2 lần trong đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh thận và suy giảm chức năng thận.

Đau lưng: Thận nằm ở vị trí trong khoang bụng phía sau phúc mạc, đối xứng nhau qua cột sống và ngang với đốt sống ngực. Cho nên, dấu hiệu của bệnh thận thường gây ra những cơn đau lưng khó chịu.

Triệu chứng bệnh thận ở nữ giới

Quầng mắt bị thâm, bọng to: Đây là dấu hiệu bệnh suy thận, do thận không lọc bỏ được độc tố ra khỏi cơ thể khiến mắt bị quầng thâm, sưng bọng mắt.

Kinh nguyệt không đều: Kinh nguyệt thay đổi thất thường cũng có thể liên quan đến suy thận mãn tính ở phụ nữ. Các triệu chứng bao gồm mất kinh, ra máu kinh nhiều và bị mãn kinh sớm.

Tăng cân nhanh, đột ngột: Khi thận không làm việc hiệu quả sẽ khiến cho bạn bị tăng cân nhanh, không kiểm soát được. Mặc dù, đã thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Tóc rụng nhiều: Nữ giới thường bị khô tóc, rụng nhiều vào mùa hanh khô. Nhưng nếu trong các mùa khác mà tóc vẫn bị rụng nhiều, tóc xơ rối thì đó có thể là triệu chứng của suy giảm chức năng thận.

Da khô, ngứa ngáy: Thận có chức năng thải bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể, duy trì khoáng chất trong máu. Da bị khô, ngứa ngáy có thể là dấu hiệu của bệnh thận đang tiến triển.

Nguyên nhân gây bệnh thận

Triệu chứng của bệnh thận khác nhau ở nam giới và nữ giới. Nhưng nguyên nhân gây ra chứng bệnh lại ở nam và nữ lại giống nhau. Cụ thể là do:

Thói quen nhịn tiểu làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Lạm dụng thuốc Tây.

Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm.

Ăn quá mặn làm cho việc đào thải nước ra khỏi cơ thể gặp khó khăn.

Béo phì liên quan trực tiếp đến bệnh thận.

Bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp.

Trào ngược bàng quang niệu quản.

Không uống đủ nước khiến nước tiểu bị đặc, các chất cặn lắng đọng trong thận lâu ngày hình thành sỏi thận.

Các bệnh thận thường gặp

Các bệnh thận thường gặp là suy thận, sỏi thận, viêm thận, viêm ống thận cấp, thận nhiễm mỡ. Trong đó:

Bệnh suy thận

Suy thận là tình trạng chức năng thận bị suy giảm, chức năng bài tiết chất độc và lượng nước dư thừa không triệt để, sức khỏe ngày càng suy kiệt. Suy thận bao gồm suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Khi người bệnh bị suy thận mạn tính có thể sẽ phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận mới duy trì được sự sống.

Bệnh viêm thận

Viêm thận là tình trạng thận bị nhiễm khuẩn, bao gồm viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp tính. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do điều kiện vệ sinh kém. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, khu trú lâu ngày rồi gây bệnh.

Bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận có những triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu rắt, ít nước tiểu, đau vùng thắt lưng, sốt. Nguyên nhân gây bệnh là do có sự rối loạn chuyển hóa các chất dẫn đến lượng canxi trong nước tiểu tăng. Viêm đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây lên bệnh sỏi thận.

Bệnh viêm ống thận cấp

Bệnh viêm ống thận cấp thường do ngộ độc thuỷ ngân, chì, sunfamit khiến người bệnh không tiểu được. Nếu đi tiểu được thì lượng ure máu cao. Nước tiểu có protein, nhiều hồng cầu, bạch cầu trụ hình hạt.

Biến chứng của bệnh thận

Bệnh thận nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh tim mạch.

Thiếu máu.

Giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm trùng.

Viêm màng ngoài tim.

Bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

Loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.

Ứ dịch gây phù tay và chân, tăng huyết áp, ứ dịch trong phổi.

Tăng Kali máu đột ngột, làm suy yếu chức năng tim và đe dọa tính mạng.

Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm khả năng sinh sản.

Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể làm giảm tập trung, thay đổi tri giác hay co giật.

Phòng ngừa bệnh thận

Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh thận, bệnh nhân có thể tham khảo và thực hiện theo một số hướng dẫn dưới đây.

Duy trì cân nặng ổn định: Tập thể dục hàng ngày và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì cân nặng lý tưởng, ổn định.

Không hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá có thể làm tổn thương thận và khiến chức năng thận suy giảm; nhất là ở những người đã có bệnh thận trước đó.

Không lạm dụng thuốc hại thận: Không nên lạm dụng các thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Acetaminophen,… Việc dùng quá nhiều thuốc giảm đau có thể làm tổn thương thận và cần phải tránh dùng, nếu bạn từng bị bệnh thận mạn tính trước đó. Hãy xin ý kiến bác sĩ và chọn lựa loại thuốc an toàn, khi bạn có nguy cơ bị bệnh thận mạn tính.

Cách điều trị bệnh thận

Tùy thuộc vào bệnh lý nền mà một số bệnh thận có thể điều trị được. Tuy nhiên, đa số bệnh thận mạn tính khó có thể điều trị khỏi hằn. Việc điều trị bệnh thận mạn tính chủ yếu giúp kiểm soát các triệu chứng, giảm nhẹ biến chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Điều trị bệnh thận bằng Tây y

Thuốc hạ Cholesterol máu.

Thuốc điều trị thiếu máu Erythropoietin.

Thuốc giảm phù, lợi tiểu.

Thuốc bảo vệ xương như Calcium và vitamin D, Thuốc gắn kết Phosphat, để giảm nồng độ phosphat máu, bảo vệ mạch máu của bạn không bị vôi hóa.

Thuốc hạ huyết áp, thường là nhóm ức chế men chuyển Angiotensin hay ức chế thụ thể Angiotensin II Receptor. Nếu không đáp ứng, bác sĩ sẽ phối hợp thêm thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm ức chế Calci, nhóm ức chế giao cảm trung ương.

Chế độ ăn uống – lối sống

Bên cạnh các loại thuốc, chế độ ăn uống – lối sống cũng góp phần hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến thận.

Chế độ ăn uống: Khi bị bệnh thận, chức năng thận suy giảm thì cần chỉnh lượng muối, protein, phosphor, calo cùng các chất khác trong bữa ăn hằng ngày; để giúp cơ thể loại bỏ chất muối, nước thừa và các sản phẩm giáng hóa có trong máu. Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và kéo dài thời gian làm việc của thận.

Lối sống: Vận động thường xuyên vẫn rất cần thiết cho người có bệnh thận, nhất là người bị bệnh mạn tính. Việc này giúp tăng sức khỏe, nghị lực sống, giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ, kiểm soát cân nặng, giảm nồng độ mỡ máu.

Điều trị bệnh thận bằng Đông y

Nếu như thuốc Tây giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh thận nhưng chỉ có tác dụng nhất thời thì các bài thuốc Đông y lại luôn được đánh giá cao, nhờ khả năng tiêu diệt bệnh tận gốc và tránh việc tái phát bệnh. Trong đó, BỔ THẬN NAM AN là một bài thuốc Đông y gia truyền nổi tiếng hàng đầu, được bệnh nhân cũng như giới y học cổ truyền chuyên môn đánh giá cao.

banner_bt
Bổ thận Nam An là bài thuốc Đông y gia truyền trị bệnh thận hiệu quả tốt nhất

Điểm mạnh của bài thuốc Bổ thận Nam An

BỔ THẬN NAM AN đang được rất nhiều người mắc bệnh thận tin tưởng sử dụng và để lại những đánh giá tích cực. Lý do là vì bài thuốc này sở hữu những ưu điểm tuyệt vời mà không phải sản phẩm nào cũng có được.

Thành phần thuốc: 100% là các thảo dược thiên nhiên quý hiếm có dược tính mạnh như Đỗ Trọng, Ích Trí Nhân, Kỷ Tử, Tỏa Dương, Ngưu Tất, ,… và một số bí dược gia truyền khác. Đảm bảo an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nên phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân.

Công dụng: Bổ thận Nam An là phương thuốc quý gia truyền với nhiều công dụng đặc hiệu như Bổ thận tráng dương, sinh tinh ích tủy; ích thận khí, cố tinh khí; khu phong, trừ thấp, cường kiện gân cốt; dưỡng can điều huyết, đại bổ nguyên khí.

Cơ chế điều trị: Cơ chế chữa bệnh thận của bài thuốc Đông y gia truyền Bổ thận Nam An thể hiện rõ qua Bổ thận âm, bổ thận dương và Tư âm bổ thận.

+ Bổ thận âm, bổ thận dương: Bổ thận Nam An với các thảo dược tốt giúp bổ thận âm, bổ thận dương. Phục hồi dương khí, sinh tân dịch, ích tủy, ích thận khí để trị yếu sinh lý, xuất tinh sớm, chứng đau đầu, bốc hỏa, lạnh tay chân, đau lưng thận,…

+ Tư âm bổ thận: Chức năng chính của thận là lọc máu và các chất thải và thận phải làm việc liên tục. Điều này khiến các chức năng của thận có thể bị suy giảm. Bổ thận Nam An giúp làm ấm bàng quang, tăng cường chức năng thận, trị tiểu đêm, tiểu không tự chủ, loại bỏ thấp khớp có lợi cho thận, tăng cường gân cốt.

Nhờ công dụng mà Bổ thận Nam An mang lại cho các bệnh nhân bị bệnh thận cùng sự tâm huyết của Nhà thuốc Hải Sáu, Bổ thận Nam An và Nhà thuốc Hải Sáu đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng trân quý. Đó là:

“Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý.

Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014.

Nhà thuốc Hải Sáu đạt Top 100 Sao Vàng Thương hiệu Việt Nam.

Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam.

Nếu bạn đang mắc bệnh thận và muốn được tư vấn cũng như điều trị bệnh hiệu quả, tận gốc; hãy liên hệ ngay tới Nhà thuốc Hải Sáu. Nhà thuốc chúng tôi luôn mong muốn được đồng hành và cam kết mang đến cho các bệnh nhân sản phẩm trị bệnh thận tốt nhất!

NHÀ THUỐC HẢI SÁU

Địa chỉ: Xóm 2, thôn Vũ Hạ, An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Hotline: 0975160833

Email: nhathuochaisau@gmail.com