Tiểu ra máu là bệnh lý khó nhận biết vô cùng. Rất nhiều bệnh nhân hoang mang khi biết mình mắc chứng bệnh này và nếu không chữa trị bệnh sẽ ảnh hưởng tới cơ thể thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi và nặng hơn là bệnh về thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh triệt để nhất.
Nội dung bài viết
Tiểu ra máu là gì?
Tiểu ra máu là một trong những bệnh lý mà người bệnh khó phát hiện ra nếu không chú ý kỹ nước tiểu. Đây là chứng bệnh có sự hiện diện của máu trong nước tiểu, khi đi tiểu người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi trong nước tiểu, cũng có khi máu bị hòa tan làm cho nước tiểu có màu hồng, màu gỉ sắt hoặc màu nâu.
Một số trường hợp tiểu ra máu có thể tự khỏi, không cần điều trị nhưng đại đa số các bệnh nhân mắc chứng bệnh này cần chữa trị nếu không sẽ gây biến chứng khó lường.
Tiểu ra máu có hai loại là tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể.
Tiểu máu đại thể: nước tiểu có lẫn nhiều hồng cầu, quan sát bằng mắt thường sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí một số người có thể thấy tiểu ra máu cục.
Tiểu máu vi thể: lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, sẽ không có dấu hiệu nào kèm theo, tế bào máu chỉ được nhìn thấy dưới kính hiển vi do đó chỉ được phát hiện tình cờ nhờ xét nghiệm nước tiểu thường quy.
Tiểu ra máu ở nữ giới
Tiểu ra máu không chỉ xuất hiện ở nam giới mà tình trạng này còn xuất hiện ở nhiều chị em phụ nữ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh này ở chị em thường là:
Quan hệ tình dục thô bạo: khi có quan hệ tình dục nhiều lần, thực hiện các tư thế lạ cũng có thể khiến nữ giới bị tổn thương cơ quan sinh dục và gặp phải các dấu hiệu như tiểu buốt và ra máu.
Rách màng trinh: nguyên nhân này thường xảy đến ở những chị em quan hệ lần đầu. Quan hệ lần đầu sẽ cảm thấy đau rát, chảy máu ngay cả khi quan hệ xong dấu hiệu này vẫn có khả năng lặp lại.
Vệ sinh không sạch sẽ hoặc lạm dụng chất tẩy rửa đều có thể là nguyên nhân khiến cho môi trường pH thay đổi làm viêm nhiễm tại vùng kín.
Dùng các loại thuốc chống đông máu, chống ung thư hoặc bị chấn thương bàng quang đều có thể gây nên các tác dụng phụ khiến chị em bị tiểu buốt, tiểu ra máu,..
Mang thai: những chị em đang mang thai vì vị trí bàng quang nằm ngay sát tử cung do đó thai nhi phát triển trong tử cung cũng ảnh hưởng tới niệu đạo, bàng quang,…
Tiểu ra máu ở nam giới
Với những người bình thường, nước tiểu khi tiểu xong sẽ có màu vàng nhạt, màu vàng trong và đôi khi có thể là màu vàng đậm. Nếu người bệnh có sử dụng kháng sinh hoặc các loại nước thảo mộc thì có thể nước tiểu có màu vàng đậm hơn, mùi nặng hơn một chút. Tuy nhiên nếu bất chợt thấy nước tiểu chuyển từ màu vàng sang màu hồng, màu đỏ hoặc màu gỉ sắt thì nên đi khám ngay. Tình trạng nước tiểu gặp vấn đề như tiểu ra máu sẽ xuất hiện, làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đây là hiện tượng trong nước tiểu có chứa hồng cầu. Thông thường hồng cầu được giữ ở màng lọc cầu thận không cho ra cùng nước tiểu.
Triệu chứng tiểu ra máu
Những triệu chứng mà bạn có thể nhìn thấy là nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc màu như nước xá xị. Nhưng nếu thấy máu ra thành cục trong nước tiểu, bạn sẽ cảm thấy đau và rát. Một số triệu chứng khác có thể như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu,… Tùy từng bệnh nhân sẽ có những hiện tượng và triệu chứng hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân tiểu ra máu
Từ những triệu chứng dẫn tới tiểu ra máu như trên, người bệnh nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới trường hợp này để có được phương án chữa trị hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân dẫn tới trường hợp tiểu ra máu:
Nhiễm trùng đường tiểu: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và sinh sống trong bàng quang, gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Những triệu chứng có thể bao gồm hay mắc tiểu, tiểu đau và nóng rát, nước tiểu nặng mùi.
Nhiễm trùng thận: Khi vi khuẩn xâm nhập vào thận thông qua máu hoặc di chuyển ngược từ niệu quản lên thận, có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Những dấu hiệu và triệu chứng thường giống với nhiễm trùng bàng quang, nhưng có thể gây sốt và đau hông.
Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận: Sự kết tủa các khoáng chất có trong nước tiểu có thể hình thành các tinh thể trên thành thận hoặc bàng quang. Dần dần, những tinh thể này chuyển thành những viên sỏi nhỏ, cứng và không gây đau đớn, khiến bạn không thể biết được sự xuất hiện của chúng cho đến khi chúng gây ra tắc nghẽn hoặc được thải ra. Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận có thể gây tiểu ra máu.
Phì đại tiền liệt tuyến: Gây chèn ép niệu đạo, dẫn đến tắc nghẽn dòng tiểu.
Các căn bệnh về thận: Viêm tiểu cầu thận gây ra viêm hệ thống lọc thận, dẫn đến xuất hiện hồng cầu khó thấy trong nước tiểu.
Ung thư: Tiểu ra máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường là dấu hiệu cuối của di căn thận, bàng quang hoặc ung thư tiền liệt tuyến.
Chấn thương thận: Bất kì tác động nào đến thận do tai nạn hay chấn thương do hoạt động thể thao có thể gây tiểu ra máu thấy được.
Sử dụng các loại thuốc: Các loại thuốc chữa ung thư như cyclophosphamide (Cytoxan) và penicillin có thể gây tiểu ra máu.
Tiểu ra máu có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thông tin triệu chứng cảu tiểu ra máu bạn sẽ nghĩ bệnh không mấy nguy hiểm. Nhưng kỳ thực mỗi bệnh sẽ gây ra những biến chứng hoàn toàn khác nhau, cụ thể tiểu ra máu cực kỳ nguy hiểm. Tiểu ra máu ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tính mạng con người.
Ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt mỗi lần đi tiểu xong cảm thấy nhói buốt, đau đớn
Ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng vì không còn hứng thú, sợ bị tiểu buốt và ra máu sau khi quan hệ, suy giảm ham muốn
Hiện tượng mất máu kéo dài nếu như không được can thiệp kịp thời có thể khiến nữ giới đối mặt với hiện tượng chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu,…
Biến chứng viêm bàng quang có thể khiến chị em bị suy thận, viêm bể thận nếu không điều trị.
Viêm phụ khoa là viêm ống dẫn trứng, viêm buồng trứng, viêm cổ tử cung,… ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của chị em.
Cách chữa tiểu ra máu
Từ những guyên nhân và mức độ gây nên bệnh tiểu ra máu, người bệnh nên đi khám bác sĩ, chữa trị đúng phương pháp để có được sức khỏe tốt nhất. Một số phương pháp chữa trị chứng tiểu ra máu bạn có thể tham khảo:
Điều trị tiểu ra máu bằng Tây y
Như chúng tâ đã biết, những loại thuốc Tây y thường có tác dụng nhanh chóng, trực tiếp tới bệnh lý này. Tuy nhiên khi dùng thuốc chữa bệnh đi tiểu ra máu người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh bị tác dụng phụ. Một số loại thuốc chữa trị tiểu ra máu bằng Tây y bạn có thể tham khảo:
Thuốc chống đông máu: Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa huyết khối, nhưng một số loại thuốc như warfarin và aspirin có thể gây ra tình trạng máu trong nước tiểu.
Thuốc chống viêm không steroid, hoặc NSAID: Nếu sử dụng chúng trong thời gian dài có thể làm hỏng thận và khiến máu xuất hiện trong nước tiểu. Tuy nhiên, chúng không có khả năng trực tiếp gây ra máu trong nước tiểu.
Cyclophosphamide và ifosfamide: Đây là những loại thuốc hóa trị có thể gây viêm bàng quang xuất huyết, là sự xuất hiện đột ngột của máu trong nước tiểu, đau bàng quang và kích thích hệ tiết niệu.
Senna: Sử dụng lâu dài thuốc nhuận tràng này có thể dẫn đến tiểu máu.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ là người tìm ra nguyên nhân có thể người bệnh dùng thuốc kháng sinh, hoặc các loại thuốc khác để dẫn tới việc tiểu ra máu. Người bệnh có thể yêu cầu hoặc bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Thói quen sinh hoạt – lối sống khi bị tiểu ra máu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần song song kiểm soát bệnh tiểu ra máu bằng thói quen sinh hoạt và lối sống thật khoa học cho riêng mình. Cụ thể như sau:
Uống nhiều nước thay vì uống nước có cồn và các loại nước có màu khác.
Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối, chất đạm và oxalat (một phân tử tự nhiên có nhiều trong thực vật và con người).
Hãy đi tiểu ngay khi bạn mắc tiểu và sau khi quan hệ tình dục.
Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây kích ứng cho bạn.
Dừng hút thuốc lá.
Thực hiện chế độ ăn uống khỏe mạnh.
Tránh tiếp xúc với các chất hóa học và với chất độc hại.
Điều trị tiểu ra máu bằng Đông y
Một phương án điều trị chứng tiểu ra máu mà khá nhiều người bệnh áp dụng hiện nay nữa chính là dùng thuốc Đông y. So với các loại thuốc Tây y thì thuốc đông y rất an toàn nhưng tác dụng thường lâu hơn, triệu chứng giảm chậm hơn so với thuốc Tây. Đổi lại những bài thuốc Đông y lại điều trị tận tâm can của bệnh, xuất phát từ gốc của bệnh để điều trị chính xác, triệt để tiểu ra máu hoàn hảo nhất.
Một trong những bài thuốc Đông y chữa trị chứng tiểu ra máu hiệu quả mà nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng là BỔ THẬN NAM AN. Đây là bài thuốc có sự đóng góp của những nguyên liệu quý hiếm, sự điều chế thuốc một cách tỉ mỉ, từng nguyên liệu làm nên thuốc an toàn, lành tính và có lợi cho sức khỏe con người, nhất là bệnh nhân bị chứng tiểu ra máu.
BỔ THẬN NAM AN là sự kết tinh nhiều năm liền của lương y Nguyễn Công Sáu. Ông đã thêm thắt, gia giảm các nguyên liệu quý để tạo ra bài thuốc gia truyền 5 đời họ Nguyễn. Những thảo dược được lương y Nguyễn Công Sáu lựa chọn sử dụng đưa vào Bổ Thận Nam An có thể kể đến như: thảo dược dâm dương hoắc, Khiếm Thực, Ích Trí Nhân, Kim Anh Tử, Phá Cố Chỉ, Kỷ Tử, Thỏ Ty Tử, … và nhiều bí dược gia truyền có lợi khác – những vị thuốc cứu tinh cho bệnh tiểu ra máu.
Theo đó với tác dụng lợi tiểu, làm mát, đánh vào căn nguyên gây nên chứng tiểu ra máu và cực kỳ lành tính, bài thuốc này mang tới cho người dùng khả năng loại bỏ chứng tiểu ra máu tốt nhất. Đồng thời những triệu chứng tiểu ra máu của người bệnh thuyên giảm dần dần chỉ sau khoảng từ 1-2 liệu trình sử dụng.
Lương y Nguyễn Công Sáu cũng tư vấn rằng, khi bị chứng tiểu ra máu người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu thấy có những dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay đến bác sĩ để kịp thời can thiệp. Nên uống thật nhiều nước mỗi ngày để giúp thông tiểu không bị sỏi thận.
Đồng thời nên vệ sinh sạch sẽ để tránh bị viêm đường tiết niệu và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh dùng chất kích thích hoặc các thực phẩm gây hại. Từ đó chứng tiểu ra máu mới có thể được loại bỏ hoàn toàn nhờ BỔ THẬN NAM AN.
Bổ Thận Nam An là bài thuốc gia truyền có từ 5 đời của dòng họ Nguyễn Công, do trực tiếp lương y Nguyễn Công Sáu và vợ ông là lương y Lê Thị Hải nghiên cứu, phát triển, bào chế theo phương pháp thủ công mà dòng tộc để lại nhằm tăng hàm lượng dược chất sẵn có trong các vị thuốc quý hiếm.
Nhà thuốc Hải Sáu nhận nhiều chứng nhận từ Bộ y tế như: “Sản phẩm Xanh vì sức khỏe người Việt” của Viện chính sách pháp luật và quản lý; Đón nhận Bảng vàng danh dự và Cúp kỷ niệm trong chương trình Vinh danh nhà thuốc y học cổ truyền uy tín vì sức khỏe Cộng đồng năm 2014; Giấy khen, bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam…
Những cách điều trị bệnh tiểu ra máu trên đây chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho việc điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Người mắc phải chứng bệnh này vẫn nên thăm khám tại nhà thuốc Hải Sáu để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình. Mọi thông tin liên hệ người bệnh liên lạc tại:
NHÀ THUỐC HẢI SÁU
Địa chỉ: Xóm 2, thôn Vũ Hạ, An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình
Email: nhathuochaisau@gmail.com
Hotline: 0975160833